TRÁM RĂNG LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH TRÁM RĂNG CÓ PHỨC TẠP KHÔNG ??

TRÁM RĂNG LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH TRÁM RĂNG CÓ PHỨC TẠP KHÔNG ??
Ngày đăng: 19/04/2023 10:29 AM

TRÁM RĂNG LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH TRÁM RĂNG CÓ PHỨC TẠP KHÔNG ??

 

 

Trám răng là gì?

Trám răng hay hàn răng là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả cả về tính thẩm mỹ lẫn cải thiện chức năng nhai.

Ngoài trám răng do bị sâu răng là nguyên nhân phổ biến thì bạn có thể phải nhờ đến sự can thiệp của nha sĩ khi có lỗ hổng xuất hiện trên răng. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp sau:

 

1. Trám răng bị sâu

Sâu răng là tình trạng xuất hiện các lỗ hổng ở răng. Nguyên nhân là do hoạt động của vi khuẩn tích tụ khi bạn ăn những thực phẩm có đường và không chăm sóc răng đúng cách.

Nếu không được điều trị, lỗ hổng do sâu răng gây ra sẽ lớn dần, dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và mất răng. Một số dấu hiệu của sâu răng bạn có thể nhận biết là:

  • Răng đau bất chợt
  • Răng hay nhạy cảm
  • Xuất hiện lỗ hổng trên răng
  • Bề mặt răng bị đổi màu nâu, đen hoặc trắng
  • Răng đau sau khi ăn, uống đồ nóng, ngọt, lạnh…

 

Khi xuất hiện triệu chứng sâu răng, chiếc răng bị sâu sẽ cần được trám để làm đầy lỗ hổng trên thân răng, loại bỏ các triệu chứng khó chịu và giúp phục hồi thẩm mỹ cho răng.

 

2. Răng bị mẻ

Răng có thể bị nứt, mẻ khi bạn cắn phải thức ăn hay vật dụng gì quá mạnh hoặc có tác động cơ học mạnh làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng.

Nếu vết nứt được phát hiện sớm, nha sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật trám tương tự như khi răng bạn bị sâu. Trước hết, bạn sẽ được vệ sinh răng để loại bỏ vi khuẩn, sau đó trám vật liệu vào chỗ răng bị mẻ.

 

3. Răng thưa

Nếu răng bạn bị thưa, đặc biệt là răng cửa thưa gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì bạn có thể nhờ đến phương pháp trám răng thẩm mỹ để tạo hình cho răng. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ nên áp dụng nếu khoảng hở nhỏ dưới 2mm.

Trường hợp khoảng hở lớn hơn, răng cửa sẽ trông khá to và mất cân đối sau khi trám nên nha sĩ có thể khuyên bạn chuyển sang các kỹ thuật khác như bọc răng sứ hoặc niềng răng.

 

4. Trám răng thay chỗ trám cũ

Phương pháp trám răng không phải là một kỹ thuật có tác dụng vĩnh viễn. Theo thời gian, chỗ trám sẽ dần bị mòn do hoạt động nhai và từ từ bong tróc, thậm chí rơi ra hoàn toàn. Do đó, các nha sĩ sẽ yêu cầu bạn phải thực hiện lại quy trình trám răng.

 

--------------------------------------------------------------------------

 Quy trình trám răng diễn ra như thế nào?

 

Quy trình trám răng chuẩn và đầy đủ sẽ không thể thiếu 3 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Ở bước đầu tiên của quy trình hàn răng, các bác sĩ sẽ khám tổng quát tình hình răng miệng của bệnh nhân và vùng răng cần điều trị nhằm đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Ngoài ra các bác sĩ cũng giới thiệu cho bệnh nhân các loại vật liệu hàn răng khác nhau, ưu nhược điểm, giá cả của từng loại để bệnh nhân đưa ra quyết định lựa chọn. Sau đó, vùng răng cần hàn cũng như toàn bộ khoang miệng sẽ được làm sạch để quá trình diễn ra sạch sẽ, an toàn nhất.

 

Bước 2: Trám răng

Bằng việc sử dụng một loại vật liệu chuyên dụng, nha sĩ sẽ tiến hàng trám bít vào những mô răng bị khuyết thiếu, chiếu đèn laser với mục đích là làm đông cứng vết hàn lại.

Sau đó, nha sĩ sẽ kiểm tra lại vùng răng vừa hàn một lần nữa xem đã đảm bảo hay chưa, có thể tiến hành đánh bóng để vết hàn đạt hiệu quả thẫm mỹ tối đa. Trong một số trường hợp được bác sĩ chỉ định, có thể tiến hành gây tê tại chỗ trước khi tiến hành hàn răng.

 

Bước 3: Tư vấn cách vệ sinh, chăm sóc răng sau hàn trám

Sau khi kết thúc quá trình trám răng, bác sĩ sẽ tư vấn một cách kĩ càng và chi tiết việc chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng cách, khoa học, nhằm giúp trám răng đạt được hiệu quả lâu dài nhất. Bên cạnh đó, cũng không nên bỏ qua việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kì 6 tháng/lần để các nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng vết trám và đưa ra những phương án xử lý kịp thời nếu có các vấn đề phát sinh.

 

Hotline
Zalo