NHỔ RĂNG KHÔN? NHỮNG LƯU Ý CẦN NẮM

NHỔ RĂNG KHÔN? NHỮNG LƯU Ý CẦN NẮM
Ngày đăng: 04/05/2023 11:05 AM

NHỔ RĂNG KHÔN?

NHỮNG LƯU Ý CẦN NẮM

 

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn là những chiếc răng mọc ở phía trong cùng hai hàm răng, khi mà xương hàm của chúng ta đã ngừng phát triển. Răng số 8 thường phát triển ở những người từ 17 tuổi - 25 tuổi, dù vậy cũng có một số người mọc răng ngoài giai đoạn này. Theo đó, sẽ có 4 chiếc răng khôn ở mỗi người chúng ta với mỗi hàm 2 chiếc.

Vì mọc ở sát vách và trong cùng cửa hàm nên răng khôn thường dẫn đến tình trạng mọc đâm xiên, mọc lệch vào răng bên cạnh dẫn đến sưng lợi, đau răng, nhiễm trùng vùng lợi quanh răng. Bên cạnh đó, răng khôn thường được nhổ bỏ vì không có công dụng nổi bật gì. 

 

 

2. Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?

Bạn nên suy nghĩ ngay đến việc thăm khám nha sĩ và loại bỏ răng khôn khi bắt đầu cảm thấy khó chịu do tình trạng răng số 8 mọc lệch.

 

2.1. Trường hợp nên nhổ 

  • Răng số 8 mọc lệch dẫn đến đau nhức cho răng bên cạnh và làm chức năng ăn nhai bị suy giảm.

  • Tổn thương xương hàm do u nang quanh răng số 8.

  • Răng khôn mọc nghiêng làm toàn bộ khuôn hàm bị xô lệch.

  • Xảy ra viêm nhiễm ở các mô mềm sau chân răng.

  • Giữa răng khôn và răng kế bên tạo thành khe giắt.

  • Viêm nha chu hoặc răng số 8 bị sâu.

  • Răng số 8 dị dạng, nhỏ, gây tình trạng răng bên cạnh bị nhồi nhét thức ăn.

 

Người bệnh thường khá khó khăn trong việc quyết định có nên loại bỏ răng số 8 hay không. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ về tình trạng của chiếc răng số 8 của mình để có được sự tư vấn thích hợp

Việc nhổ dự phòng răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm có thể giúp tránh được những tai biến đau nhức cho người bệnh. Khi nhổ răng khôn cần đi khám chuyên khoa. Bác sĩ sẽ dựa trên phim X-quang để xác định vị trí, chiều thế và phương pháp nhổ thích hợp.

 

 

2.2. Trường hợp không nên nhổ

Với những trường hợp sau thì không nhất thiết phải nhổ răng khôn:

  • Răng khôn mọc thẳng, không gây biến chứng khó chịu.
  • Bệnh nhân có bệnh như tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu...
  • Răng số 8 mọc thẳng hàng và khớp với hàm răng trên.

  • Răng số 8 xuất hiện không làm hỏng răng số 7.

  • Hình dạng của răng khôn là không đáng ngại.

  • Mắc các bệnh mạn tính: chứng đông máu, thần kinh, đái tháo đường, huyết áp, bệnh tim,...

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

 

 

 

3. Lời khuyên bác sĩ

  • Khi răng khôn xuất hiện, cần chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách. Tránh để thức ăn bám ở vị trí răng khôn gây sâu răng hoặc nhiễm trùng.
  • Hạn chế ăn những thức ăn quá cứng, quá dai.
  • Đặc biệt chú ý khi mọc răng khôn mà đau nhức thì nên đến nha khoa để được thăm khám và chụp X-quang kiểm tra tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

 

 

Hotline
Zalo