1. Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp truyền thống và được ra đời đầu tiên trong lĩnh vực về chỉnh nha. Mắc cài làm từ thép không gỉ, được gắn lên bề mặt trước của răng. Dây cung niềng răng (dây chỉnh nha) liên kết với mắc cài tạo lực siết tác động từ từ giúp dịch chuyển răng về vị trí đều đẹp, chuẩn khớp cắn.
Ưu điểm
- Chi phí, giá thành rẻ, phù hợp với mọi nhiều đối tượng
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ thấp
- Không được tháo ra trong quy trình niềng răng, gây khó khăn trong việc vệ sinh và ăn uốn
- Có thể gây tổn thương cho môi và má, gây đau nhức khi niềng.
- Phải nhổ răng khi thực hiện.
- Thời gian niềng lâu.
2. Niềng răng mắc cài tự động
Niềng răng mắc cài tự động có cơ chế hoạt động tương tự như mắc cài kim loại. Chỉ khác ở điểm, phương pháp này sử dụng hệ thống nắp trượt để cố định dây cung (mắc cài kim loại sử dụng dây chun để cố định). Việc này giúp quá tình chỉnh nha trở nên ổn định, nhanh chóng hơn. Khi cần siết răng, bác sĩ chỉ cần dùng kèm bấm nút mắc cài, chúng sẽ tự động mở và thay dây cung dễ dàng.Tuy nhiên, do sử dụng hệ thống thanh nắp trượt nên không lo mắc cài rớt ra hoặc nuốt phải.
Ưu điểm
- Do mắc cài bật nắp tự động nên rút ngắn thời gian thay dây cung
- Không lo rớt mắc cài
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn so với mắc cài thông thường
- Tính thẩm mỹ không cao
- Có thể gây đau trong quá trình niềng
- Gây bất tiện trong việc vệ sinh và ăn uống, do không thể tự tháo lắp khi cần.
3. Niềng răng mắc cài sứ
Đây là phương pháp niềng răng sử dụng mắc cài làm bằng sứ, có màu sắc trong suốt và gần giống với màu của men răng. Niềng răng mắc cài sứ kết hợp mắc cài với dây thun để cố định dây cung trong rãnh mắc cài, tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển. Thực chất, niềng răng mắc cài sứ và mắc cài kim loại chỉ khác nhau về chất liệu mắc cài, còn về cơ chế tạo lực kéo chỉnh nha thì như nhau.
Ưu điểm
- Mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn phương pháp truyền thống
- Dễ vỡ hơn mắc cài kim loại
- Có thể mang đến cảm giác đau trong khi niềng
- Gây khó khăn trong việc vệ sinh và ăn uống, do không thể tự tháo lắp khi cần.
- Mắc cài có thể ố vàng nếu không vệ sinh đúng cách và sử dụng các loại thức ăn không phù hợp (thức ăn sẫm màu).
4. Niềng răng trong suốt (Niềng răng không mắc cài)
Niềng răng trong suốt (niềng răng không mắc cài, niềng răng vô hình) là phương pháp niềng răng sử dụng bộ các khay niềng thay cho mắc cài, dây cung.
Các khay niềng làm bằng nhựa cao cấp và được thiết kế phù hợp với cấu trúc răng của bạn, thông thường bao gồm từ 10-40 khay tuỳ theo tình trạng răng (mỗi khay niềng thường được đánh số từ 1 đến khay cuối cùng).
Mỗi khay sẽ được dùng trong 1 khoảng thời gian theo chỉ định của bác sĩ, tạo sự dịch chuyển nối tiếp nhau cho đến khi răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn.
Ưu điểm
- Dễ dàng mang và tháo khay trong quá trình niềng, tiện lợi cho việc ăn uống và vệ sinh răng miệng
- Khay niềng trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ
-
Tác động lực tỏa đều lên bề mặt răng, để răng di chuyển vào đúng vị trí hạn chế cảm giác đau
- Thời gian niềng nhanh hơn
Nhược điểm
- Phải đeo khay niềng liên tục
- Cần phải bảo quản khay cẩn thận
5. Niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong hay còn được gọi là niềng răng mặt lưỡi. Phương pháp này có cơ chế tương tự như niềng răng mắc cài kim loại nhưng các mắc cài được gắn vào mặt trong thân răng.
Ưu điểm
- Mang tính thẩm mỹ cao, khí cụ được giấu vào trong giúp tự tin trong giao tiếp
- Hạn chế tình trạng đau môi, má
Nhược điểm
- Đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao
- Giá thành cao
- Mắc cài và dây cung cố định, khó vệ sinh mắc cài và gây bất tiện khi ăn uống.
- Lưỡi dễ bị dính vào mắc cài gây loét lưỡi, gây vướng víu, thay đổi âm giọng
- Có thể mang đến cảm giác đau trong khi niềng.